<bgsound src="/Mua Tren Pho Hue (Dan Bau).mp3"/> Le Dinh













Phạm thị Bình An











Saigon ngày 1 tháng 1 năm 2009

Chị Phạm thị Như Binh thương mến, Em không biết sống ở ngọai quốc, chị Ba có nhớ ngày Âm lịch không, hôm nay là ngày đầu của năm 2009 và là ngày mùng 6 tháng Chạp ta rồi đó, chỉ còn 23 ngày nữa là dân mình đón mừng Tết Nguyên Đán năm Kỷ Sửu. Lại thêm một năm non nước tan tác, dân tình lầm than khốn khó. Người ta nói thì giờ như bóng câu qua cửa sổ, quả thật đúng. Không biết chị còn nhớ không, vì theo chồng về xứ xa, có thể chị quên, nhưng mới đó mà chị xa nhà đã hơn 10 năm qua rồi.

Tuy còn hơn 20 ngày nữa mới đến Tết, nhưng nhìn Saigon, em đã thấy có không khí và bóng dáng ngày Tết, mặc dù em nghe nói kinh tế toàn cầu khủng hoảng, hãng xưởng đóng cửa, nhà băng phá sản này nọ, nhưng sao mà thiên hạ ở đây vẫn ăn chơi, đua đòi, mua sắm như sự suy thoái kinh tế chẳng ảnh hưởng gì dến họ cả. Chắc chị cũng nghe nói vụ đám cưới cô hoa hậu Vũ Ngọc Điệp tháng 10 vừa qua ở Hà Nội lấy anh chồng trong giới kinh doanh rồi chứ? Đọc báo ở đây, em không thể tưởng tượng nổi vì đám cưới mà như một cuộc diễn hành những lọai xe hơi đắc tiền nhất thế giới. Có trên 30 chiếc xe hơi đủ lọai - thuộc hạng dành cho các tài tử Hollywood, các ông hoàng bà chúa của các xứ Á Rạp và của… các tai to mặt lớn tư bản đỏ vá các đại gia ở xứ này - lần lượt chạy chầm chậm, từ khách sạn Sheraton qua khắp các đường phố Hà Nội để rồi trở về lại Sheraton, nơi tổ chức đám cưới vương giả này với 400 thực khách chỉ toàn là bạn bè của cô dâu và chú rể thôi. Rồi tân lang và tân giai nhân sắp đặt chương trình để lên đường sang Hong Kong hưởng tuần trăng mật.

Trong khi đó, cũng ở đây, tại xứ Việt Nam đau khổ này, nhiều cảnh đời khác, quá tương phản, làm em bàng hoàng, không thể tin được mặc dù báo chí - đương nhiên là của Nhà nước - viết rõ ràng, trên giấy trắng mực đen. Ở một xã của huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa, tên là xã Hải Lộc, có ông Thủy, một người chủ gia đình trong số hơn 60% gia đình nghèo đói tả tơi trong xã, đã phải rớt nước mắt khi các viên chức thôn xã đến nhà ông để lấy đi bộ ván mà ông mua để dành cho hậu sự, nghĩa là mai sau này, khi ông nhắm mắt lấy ván ra dùng đóng quan tài cho ông. Ở thôn quê ta, thường thường người dân hay lo xa, mua sẵn một bộ ván với 4 mảnh gỗ, để trong nhà làm nơi tiếp khách, ăn trầu và uống trà, nhưng đó cũng là chiếc quan tài cho mai sau, phòng khi trong nhà có người già cả qua đới.

Em kể chuyện này chắc chị Ba không tin vì nghe như là một chuyện hoang đường, hay là chuyện xảy ra ở một bộ lạc man rợ nào đó, trong rừng già bên Phi Châu. Số là chính quyền của xã Hải Lộc ra lệnh bắt người dân phải thi hành “nghĩa vụ đóng góp” cho Nhá nước, nhưng người dân không biết đó là lọai thuế má gì. Xã Hải Lộc có trên 60% dân là người nghèo, cả đời lam lủ, miếng ăn còn không đủ, làm sao có tiền để hoàn thành nghĩa vụ, lên đến mấy trăm ngàn mỗi năm. Thế là, năm này qua năm khác, món thuế này cứ chồng chất để rồi chính quyền thôn xã đặt ra cái lệnh quái ác là nếu không đóng đủ thuế thì bị “quy trữ tài sản” có nghĩa là nếu không có tiền đóng thuế thì cán bộ thôn xã đến nhà thấy món gì đáng giá trong nhà cứ khuân hết về xã để trừ thuế. Có nhà bị sung công chiếc TV cũ, có nhà bị tịch thu bộ salon đan bằng nhựa và nhà ông Thủy thì bị lấy đi bộ ván để làm quan tài cho ông khi ông mãn phần.

Chưa hết đâu chị Ba ơi, những thảm cảnh rơi nước mắt ở đây còn không thể tưởng tượng nổi nữa, tỷ dụ như chuyện đau lòng sau đây thường thấy ở bệnh viện. Em nghe nói ở bên Canada của chị, y tế là một trong những vấn đề đứng hàng đầu có phải không? Còn ở đây, y tế của ta cũng đứng hàng đầu, nhưng là hàng đầu ở phía dưới. Em nghĩ chắc chị nghe câu chuyện về y tế ở đây chắc chị nói em nói láo, hoặc chị nói con nhỏ này khùng rồi thì phải, cho nên nó mới nói như vậy. Em không khùng đâu chị Ba ơi, mà đây là sự thật. Ở bệnh viện Bạch Mai, Hà Hội, có tới… “tám” bệnh nhân phải nằm chung một giường. Em viết chữ “tám” bằng “chữ” thay vì số 8 để chị không thể nói em viết sai. Bà Đặng Ngọc Thanh, một bệnh nhân bị bướu trong người, đang điều trị tại bệnh viện này, cho biết: “Chúng tôi phải tự thỏa thuận với nhau về người được nằm trên giường. Đó phải là người bệnh nặng nhất, yếu nhất, mệt nhất, số còn lại phải ngồi hai bên giường, ngay cả khi bệnh nhân đang được truyền nước thuốc”. Rồi chuyện này sinh ra chuyện kia, tức là sinh ra chuyện móc ngoặc, tham nhũng. Ai muốn chữa trị mau thì phải biết việc “phí ngầm” (theo ngôn ngữ thời đại là phải biết ‘lịch sư’ï) cho bác sĩ, nhưng cũng không phải giới bác sĩ biết tham nhũng mà thôi, mà từ chị lao công, tới anh y tá, bệnh nhân cũng phải biết “phải quấy” với những người này để công việc được nhanh chóng. Thời buổi “xã hội chữ tiền” là như vậy đó chị Ba à.

Chị Ba ơi, không biết có khi nào chị nhớ lại thảm cảnh những ngày cuối tháng tư năm 1975 không? Lúc đó, lúc mà tên nhạc sĩ Cộng sản Trịnh Công Sơn hát bài hát Nối vòng tay lớn (đón anh em từ rừng núi về) của anh ta trên đài Saigon đó, chị em mình và ba má đóng cửa ở mãi trong nhà, ba thì nằm trong “cái hầm” ở dưới phía chiếc divan mà ba làm, cái radio rỉ rả bên tai ba suốt ngày. Trong khi đó ở ngoài đường, thì như là giặc tới. Mà đúng là giặc tới thật, Việt Cộng không là giặc thì là gì? Xe cộ đủ lọai, chạy ngược xuôi, người chạy lên, kẻ chạy xuống, nét mặt hãi hùng, phố xá đóng cửa. Vài ngày sau, ba má mình mới hé cửa nhìn ra ngoài đường. Ba lấy chiếc Lambretta chạy đâu một vòng về cho biết là người ta di tản, chạy trốn Cộng sản rần rần, trong khi gia đình mình nằm im ỉm trong nhà không hay biết gì cả. Tin tức nhanh chóng loan truyền, đưa về nói người này người kia đã đi thoát ra ngọai quốc rồi. Trong giới nghệ sĩ, người nhanh chân nhất là Phạm Duy. Rồi ít lâu sau, lại cũng có tin rằng ông ta đã chết ở bên Mỹ, chết trong khi đang trình diễn trên sân khấu, chết trong khi đang hát cho đồng bào di tản nghe, lý do vì quá uất ức Cộng sản cho nên ông ta bị đứng tim chết. Ôi, nghe thương thật là thương.Thiên hạ ở nhà chảy nước mắt cho ông nhạc sĩ có khí phách này. Nhưng tin đó chỉ là tin vịt. Lão Phạm Duy còn sống nhăn, không uất ức gì hết và 27 năm sau, lão lại trở về chung sống vui vẻ với những con người mà ngày trước lão sợ và bỏ chạy. Nhưng không phải lão về im ru đâu, lão về với những lời nói bưng bô kẻ thù và mạt sát đồng bào tị nạn ở hải ngọai. Chưa hết, chẳng những không phải một mình ông ta về mà thôi, mà ông ta lại còn đem cả gia đình ông ta về và móc nối, kêu gọi luôn vài kẻ trong gia đình của ông sui của ông ta cũng về để phục vụ chế độ nữa.

Chị Ba ơi, bây giờ nghe lại lời ca của bài hát này của Phạm Duy, sao em ghe tởm ông già 88 tuổi này quá:

“Ta đã thắng khi ta vượt thoát
Ra ngoài cùng bao bạn đồng hương
Nuôi hận thù ta nhủ người thương
Ta phải về ta chiếm lại quê hương
Ta hãy cất cao lời hát
Của loài người yêu chuộng Tựï Do
Dân Quyền và Dân Tộc của ta
Ta phải về xây lại đời ta ‘’

Đó là lới ca của bài ‘’Ta chống Cộng hay ta trốn Cộng’’ của lão Phạm Duy. Em ghét nhứt câu ‘’Ta phải về ta chiếm lại quê hương’’, về chiếm lại con gái Saigon thì có chứ chiếm lại quê hương, nghe thật nhục nhã. Sức gìà, 88 cái xuân xanh, như vậy mà còn cố sức sáng tác bài dâm ca ‘’Thiên duyên tình mộng’’ (Em cuốn chân anh, anh gác chân em, ta khóa nhau trên giường tình / Anh uốn lưng cong, em ưỡn lưng ong, cho sét âm dương nổ tung) để tự lừa mình, tự đánh bóng mình và khoe khoang với phái nữ, thì thử hòi có đứa con gái nào Phạm Duy thích mà chạy thoát tay lão.

Luôn tiện em liệt kê danh sách những ca nhạc sĩ, nghệ sĩ đã chạy trốn Cộng sản ngày trước, giờ lại trở về cộng tác với kẻ thù cho chị Ba biết. Danh sách này, em đã ghi theo tin tức trên báo chí ở đây, gồm có: Phạm Duy, Aùi Vân, Hương Lan, Khánh Hà, Tuấn Ngọc, Giao Linh, Linda Trang Đài, Elvis Phương, Duy Quang, Thái Châu, Sơn Tuyền, Lê Uyên, Trịnh Hội, Nguyễn Cao Kỳ Duyên, Leyna Nguyễn, Mạnh Đình, Mạnh Quỳnh, Phi Nhung, Tommy Ngô, Thanh Hà, Trường Vũ, Phương Dung, Trizzie Phương Trinh, Carol Kim, Kim Anh, Lệ Thu, Trang Thanh Lan, Phương Hồng Ngọc, Gia Huy, Chế Linh, Thanh Tuyền, Vũ Thành An, Đức Huy, Trịnh Nam Sơn, Trung Nghĩa, Jimmy J.C. Nguyễn, Nhật Hạ, Thái Hiền, Thái Thảo, Chí Tâm, Hoài Linh, Khánh Ly, Dalena, Ngọc Bích, Mỹ Huyền, Từ Công Phụng, Trúc Lam, Trúc Linh, Trần Thu Hà, Thu Phương, Văn Chung, Nguyễn Hưng, Quang Minh, Hồng Đào, Ngọc Ánh, Bằng Kiều, Anh Dũng… Những kẻ “chối bỏ tính cách tị nạn” này trở về nơi họ đã bỏ đi, có người về im lìm, có kẻ về lớn lối tuyên bố này nọ để lấy lòng Cộng sản. Cũng có một số ít những nhạc sĩ tên tuổi ngày xưa, cũng chạy trốn Việt Cộng, rồi nay cũng trở về, nhưng những người này trở về trong bí mật, hoàn toàn im tiếng… với lý do là thăm cha mẹ trong tuổi già, thăm mồ mả ông bà, dời cốt thân nhân… cho nên họ cũng không đáng trách lắm và không có tên trong danh sách này. Chúng ta chỉ thấy ghét những tên ngày trước chạy thụt mạng bây giờ lại quay về còn láo lếu nói những lời đáng phỉ nhổ như: “Rất sung sướng hát giữa lòng quê hương”, “Rất cảm động khí hát cho đồng bào ruột thịt tôi nghe”, “thật là hãnh diện khi được đem tiếng hát phục vụ đồng bào ba miền đất nước”… Nhưng, điều quái lạ nhất là những kẻ mà trước đây, không thấy vá chưa bao giờ thấy làm một cử chỉ từ thiện nho nhỏ nào, thì nay lại quay về làm nhân đạo, làm từ thiện. Cái “mode” từ thiện bây giờ lan tràn nhanh quá. Ai không làm từ thiện là không tiến bộ. Những tên ca sĩ từ lò Việt Cộng chui ra như Đàm Vĩnh Hưng, Dương Triều Vũ, Mỹ Tâm, Hồ Lệ Thu… tay bế, tay bồng những đứa trẻ để làm cò mồi đánh động lòng từ bi của khán giả thì dẫu sao coi cũng không chướng mắt vì đó là trò dối gạt thâm niên của Cộng sản rồi, còn những ông như Đức Huy, Elvis Phương, những bà như Hương Lan cũng làm bộ đóng kịch, bồng bế bé thơ trên tay để xin tiền… thật chán mớ đời, như vậy bảo sao tẩy xóa được 4 chữ: “Xướng ca vô lọai” mà người xưa đã gán cho nghệ sĩ chứ? Hay là các chàng ca sĩ, các nàng ca sĩ này muốn thay thế Bộ Xã Hội Cộng sản, tranh đua với các tên Công an đầu trọc, các cha, các sơ, tranh đua với những cô Tim, những hoa hậu như Mai Phương Thúy… để làm từ thiện, họ làm được còn chúng ta có tiếng hát trời cho, tại sao chúng ta làm không được?

Chị Ba thương mến. Em nhớ có lần trong thư nào đó gửi về ba má, chị có hỏi em tại sao thư nào của con Bình An gửi qua đây, nó đều than thở, thở than… đọc thấy buồn quá. Má nói chị Hai con bảo sao con bi quan quá, nhìn đời bằng cặp mắt toàn màu đen. Chị Ba ơi, chị ở xa, đồng bào tị nạn ở xa mà còn thấy được những chuyện mà em nghĩ Chúa cũng phải xót xa, Phật cũng phải đau lòng thì làm sao em, người đang sống tại đây, nhìn đời bằng đôi mắt màu hồng được hở chị Ba? Mỗi ngày, mỗi tháng, mỗi năm, những chuyện trái tai gai mắt cứ sờ sờ xảy ra trước mặt, chuyện trắng đổi thành đen, đen chuyển thành trắng, không có luật pháp từ chuyện lớn đến chuyện nhỏ, thì với một người có tấm lòng làm sao không buồn được? Người ta bảo, chỉ có loài thú mới không yêu thương đồng lọai của nó, nhưng chị nhìn lại dãy đất hình chữ S này đi, chị thấy những người cầm quyền ở đây có yêu thương đồng lọai của họ không? Chính ba má của mình cũng có đôi lần than với em rằng tại sao ba má còn sống lâu quá, sống dai dẳng quá, 74, 75 hết rồi mà còn sống hoài để phải ngày ngày trực tiếp chứng kiến thêm những cảnh đau lòng, thà chết cho khỏi được nhìn thấy cảnh người hành hạ người, người giết người trong thời buổi ma quỷ biến thành người này. Ba má bi quan, cả nước cũng bi quan, đừng nói chi em. Bán nước, buôn dân, cướp nhà của dân, cướp đất của dân, bách hại tôn giáo, tham nhũng… tự do, nhân quyền, dân chủ, công lý, công bằng đều không có, người dân làm lụng vất vả, cơ cực nhưng không đủ miếng ăn, kẻ có quyền lực, ăn trên ngồi trước thì vinh thân phì gia cả dòng họ xa gần, từ con cháu đến cả sui già, lẫn thân nhân, bè bạn.

Đức Khổng Tử có nói: “Nhân hữu đạo, bảo thực, noãn y, dật cư nhi vô giáo, tắc cận ư cầm thú”ù, nghĩa là “Làm người phải có đạo, nếu chỉ tìm ăn no, mặc ấm, sống vô đạo, thì có hơn gì con vật”. Vậy thì em hỏi chị Ba nhé, bi quan như em có đúng hay không? Vì sao nước Việt Nam ngày nay xuống tận cùng của đáy sâu vực thẳm, bởi vậy cho nên trong dân gian có câu:

“Trời sinh ra lão già Hồ
Cho nên tan nát cơ đồ Việt Nam”.

Em thương anh chị nhiều.



PHẠM THỊ BÌNH AN



Free Web Template Provided by A Free Web Template.com